THẾ NÀO LÀ CÚNG DƯỜNG PHẬT?
Là người Phật Tử hẳn ai cũng đă từng Bố thí, Cúng Dường, xem đó như là một việc làm cần thiết nhằm tích phúc cho ḿnh và con cháu. Có một số người khi cúng dường thường chọn đối tượng nào mà phước đức trả lại gấp trăm, gấp ngh́n lần, bởi tội ǵ cùng một số vốn bỏ ra mà lại không tính nơi đầu tư để lúc nhận lại con số sẽ được nhân lên? Từ suy nghĩ đó, họ đă bỏn xẻn với người nghèo, thậm chí c̣n sẵn sàng bóc lột kẻ dưới tay, với người thân đôi khi cũng tính toán, mà lại sẵn sàng mang tài sản đi cúng chùa, độ tăng, v́ thấy Phật dạy những nơi này là "ruộng phúc của bá tánh", người cúng dường sẽ được "phước đức vô lượng", thậm chí có người c̣n nhầm lẫn, tạo Phước Đức mà tưởng là Công Đức như trường hợp vua Lương Vơ Đế ngày trước.
Nói về Cúng Dường, ta thấy Kinh Diệu Pháp Liên Hoa viết: Những người nghe pháp "cởi Y Báu để cúng Phật". Nàng Long Nữ nhờ “cúng dường hột châu báu có giá trị bằng cơi tam thiên” nên khi Phật nhận, nàng bèn thành Phật ngay lập tức! (tr.333).Vô số Phạm Thiên cũng "mang cung điện đến để xin Phật nạp thọ". Kinh Hoa Nghiêm trong Phổ Hiền Thập Nguyện cũng viết: "Rộng sắm đồ cúng dường". Kinh Duy Ma Cật th́ Trưởng Giả Tử Thiện Đức cũng "mở chuỗi Anh Lạc giá trăm ngh́n lượng vàng dâng lên cho Cư Sĩ Duy Ma Cật". Chính Đức Thích Ca cũng nói rằng ḿnh đă từng: "Bố thí thành quách, lâu đài, kiệu cán, vợ con..."nên mới được thành Phật. Thậm chí trong Kinh c̣n mô tả có vị "đốt ngón tay, đốt thân" để cúng dường.
Và rồi, phải chăng với vô số đồ Cúng Dường đó mà Cơi Phật trong Kinh A Di Đà được mô tả: "Lại trong cơi Cực Lạc có bảy từng bao lơn, bảy từng mành lưới, bảy từng hàng cây đều bằng bốn chất báu bao bọc giáp ṿng. Lại trong cơi Cực Lạc có ao bằng bảy chất báu, trong ao đầy dẫy nước đủ tám công đức, đáy ao thuần dùng cát vàng trải làm đất. Vàng, bạc, lưu ly, pha lê hiệp thành thềm, đường bốn bên ao, trên thềm đường có lầu gác cũng đều nghiêm sức bằng vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mă năo..."?
Quả thật, liên kết những đoạn Kinh đó với nhau, ta thấy đây là một nghi vấn rất lớn làm cho những người tôn sùng Đạo Phật mấy cũng phải ngại ngùng, bối rối khi bị chất vấn, bởi cứ nh́n diễn tiến th́ thấy rằng: Phật xúi mọi người XẢ của cải, nói rằng: "bố thí th́ sẽ được phước đức vô lượng." Mà lời của Phật luôn là "lời nói chắc thật", làm cho nhiều người nghe thế sinh ḷng Tham, xả vàng bạc, châu báu, nhà cửa... để Cúng Dường, rồi chính Ngài lại nhận hết để trang hoàng cho cơi nước của ḿnh, nên Phật Quốc nh́n đâu cũng thấy đầy dẫy của báu như thế! Nếu sự thật như thế th́ Đạo Phật chân chính ở chỗ nào? Nếu không th́ phải hiểu ra sao?
Nếu chúng ta từng nghe câu: "Ly Kinh nhất tự, đồng ma thuyết. Y Kinh giải nghĩa tam thế Phật oan", th́ đây là một trong những trường hợp "Y Kinh giải nghĩa" điển h́nh làm oan cho Ba đời Phật! Thật vậy, ngày xưa, khi Phật c̣n tại thế, thậm chí muối c̣n không được để dư qua đêm, tức là chỉ xin vừa đủ độ nhật mà thôi. Đức Thích Ca c̣n mặc Y bằng vải liệm thây người chết mà thiên hạ vất đi. Tăng phường th́ mặc y hoại sắc, đi chân trần. Ăn, th́ đi khất thực để được cho ǵ th́ ăn nấy, mục đích hạn chế sự thèm ăn và coi thực phẩm như thuốc để "nuôi cái thân chín lỗ" như lời kệ trong Kinh Đại Bát Niết Bàn:
"Ăn ít, biết đủ.
Như chim bay không.
Dấu không thể t́m".
Tài sản qúy nhất của người tu hành là cái Tâm Bồ Đề, không có tài sản vật chất, không tích lũy nên cuộc sống của các Ngài nhẹ nhàng như bài kệ được cho là của Đức Di Lạc:
"B́nh bát cơm ngàn nhà.
Thân chơi muôn dặm xa.
Mắt xanh, xem người thế.
Mây trắng hỏi đường qua"
Kinh Kim Cang, viết về sinh hoạt trong một ngày của Đức Thích Ca: "Lúc đó, gần đến giờ ăn, đức Thế Tôn đắp y, cầm bát vào thành lớn Xá Vệ mà khất thực. Trong thành ấy, Đức Phật theo thứ tự ghé từng nhà khất thực xong, trở về Tịnh xá, dùng cơm rồi cất y bát, sau khi rửa chân xong, Đức Phật trải ṭa mà ngồi". Rơ ràng Ngài và Tăng phường vẫn sống đơn sơ, thanh đạm, đâu có thấy kiệu xe, vơng lộng, nói chi đến chất chứa vàng bạc?
Thật vậy, Đức Thích Ca đă bỏ hoàng cung là nơi có đầy đủ ngọc, ngà, châu báu, để chọn cuộc sống tu hành khắc khổ, lẽ nào khi đắc đạo lại quay ra thu gom của bá tánh? V́ vậy, để làm rơ pháp này có lẽ chúng ta cần t́m hiểu xem Phật là ǵ? "Nước Phật A Di Đà" đó ở đâu? H́nh thành như thế nào ? Châu báu đó là những ǵ? V́ nếu không th́ e rằng sự hiểu lầm sẽ kéo dài đến muôn đời, v́ người đời sẽ cho rằng chỉ những người giàu có, dư thừa vàng bạc châu báu đem hiến cho Phật mới thành Phật được, những người nghèo lấy đâu ra châu báu để "cúng dường" th́ có tu bao nhiêu kiếp cũng vô ích mà thôi!
Có lẽ mấu chốt cần làm sáng tỏ ở đây trước hết là từ PHẬT.
Như những bài trước đây đă trích dẫn lời Kinh, th́ Phật là "t́nh trạng giải thoát", là h́nh ảnh tượng trưng của nhiều pháp lành tập hợp lại, mỗi pháp là một Tướng, gom đầy đủ th́ thành ra một Thân Phật. Như vậy, Phật đâu có phải là một con người có thân thịt như chúng ta? Những tướng đó nhằm mô tả